Chuyến đi trải nghiệm về thăm làng nghề đan đó hơn 200 năm tuổi Thủ Sỹ tỉnh Hưng Yên để lại trong lòng tôi biết bao kỷ niệm. Đó với nhiều người như tôi là kỷ niệm thời thơ ấu theo cha ra đồng bắt cá, tôm, cua,… Với những đứa trẻ bây giờ đó là hình ảnh của một thời xa xưa. Thời của ông bà và chúng chỉ được xem qua sách vở. Hãy cùng kenhdulichkhampha.com điểm qua nét đẹp ấy trong bài viết dưới đây nhé!
Hình Ảnh Đẹp Bình Dị Nơi Làng Nghề Đan Đó Hơn 200 Năm Tuổi
Quên đi những xô bồ, tấp nập, áp lực của cuộc sống hiện đại, hòa mình vào cuộc sống bình dị nơi thôn quê chính là những gì mà người ta cảm nhận được khi đến nơi làng quê yên bình này. Đến Thủ Sỹ, bạn sẽ cảm nhận những điều bình dị mà đep đến nao lòng.
Hình ảnh đặc trưng của làng quê đồng bằng Bắc Bộ với nét dung dị nơi làng quê lam lũ nhưng thanh bình trong trẻo. Những ngôi nhà có mái ngói thâm nâu, trải qua biết bao nhiêu nắng, mưa, nếp nhà ba gian xưa, lũy tre làng xanh mướt vẫn còn được hiện hữu nơi đây.
Làng nghề tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mọi người đều cùng nhau giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống hơn 200 năm tuổi. Đến thăm làng nghề đan đó ở Thủ Sỹ Hưng Yên, hình ảnh các cụ già với đôi tay thoăn thoắt thoi đưa đan đó, kể cho nhau nghe những chuyện thường ngày, chuyện xưa thấy thân thương lạ thường.
Xem thêm: Cách Nấu Chè Cung Đình Huế
Giá Trị Văn Hóa Của Làng Nghề Đan Đó Hàng Trăm Năm Tuổi
Cuộc sống hiện đại, khoa học phát triển người ta dần quên đi những điều xưa cũ. Những chiếc đó cũng đang dần bị những người hiện đại lãng quên. Nó giờ chỉ là ký ức của nhiều người. Nhờ đôi bàn tay khéo léo, sự kiên trì giữ lại làng nghề ấy đã để thế hệ sau này hiểu hơn về văn hóa lịch sử của đất nước Việt Nam.
Là ngư cụ truyền thống được sử dụng hàng trăm năm nay. Được dùng ở những cánh đồng chiêm trũng, nhiều kênh mương để đánh bắt cá, tôm. Và giờ đây, những chiếc đó từ làng nghề đan đó Thủ Sỹ đang trở thành nét đẹp văn hóa độc đáo của miền quê Bắc Bộ.
Đến với làng quê thanh bình, yên ả này, bạn cũng sẽ giống như tôi tìm được hình ảnh xưa của miền quê Bắc Bộ, văn hóa Việt xưa nay. Đặc biệt hơn, đức tính tỉ mỉ, cần cù, khéo léo cũng như chịu thương chịu khó để được thể hiện rõ ràng ở nơi đây. Hình ảnh người nông dân thật thà, chất phác, chịu thương chịu khó làm công việc đồng áng, đan đó sẽ để lại ấn tượng khó phai trong lòng du khách.
Xem thêm: Làng Gốm Bát Tràng
Công Việc Cần Làm Để Có Một Chiếc Đó Đẹp
Nguyên liệu chính để tạo ra những chiếc đó đẹp chính là nứa được chuyển từ trên rừng về. Muốn đó bền, đẹp thì phải chọn cây nứa giá.
Người thợ kéo léo, chẻ thành những nan khác nhau. Mỗi loại nan lại có kích cỡ khác nhau song những chiếc nan cùng loại phải thật đều và mỏng. Nan sau khi được chẻ gọn gẽ và chia ra để riêng từng loại. Chúng sẽ có độ dài và kích cỡ phù hợp với tiêu chuẩn cho từng loại sản phẩm.
Khi đan đòi hỏi người thợi phải thật kéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận. Đặc biệt là phải yêu nghề thì mới có chiếc đó đẹp và bền chắc. Một chiếc đó thành phẩm được đánh giá đạt chất lượng. Là những đường đan và các lớp nan, lớp đan phải đều nhau. Để đảm bảo độ bền chắc thì chiếc đó phải được gác trên bếp để hun khô.
Hiện nay, những sản phẩm của làng nghề đan đó Thủ Sỹ không chỉ được sử dụng làm ngư cụ mà còn được dùng trong trang trí nội thất. Những chiếc đó Thủ Sỹ giờ không phải riêng có ở Việt Nam mà còn là mặt hàng xuất khẩu. Chẳng hạn như một số quốc gia khác như: Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ.
Xem thêm: Món Ngon Hội An
Kết luận:
Đến Thủ Sỹ, những vị khách sẽ được cảm nhận nét đặc sắc riêng của làng quê Bắc Bộ. Được trải nghiệm các công việc tạo ra chiếc đó. Được thưởng thức món ăn dân dã tuyệt vời. Hãy đến và cảm nhận những giá trị nơi đây nhé! Kenhdulichkhampha.com kính chúc các bạn có nhiều sức khỏe và thành công!