Tết cổ truyền và phong tục tết cổ truyền của người Việt có vai trò rất quan trọng. Là ngày lễ lớn nhất trong năm và là dịp mà cả nhà quay quần bên nhau. Dù là những người con xa quê cũng luôn nhớ về ngày này. Phong tục ngày tết mang đậm bản sắc dân tộc và được duy trì đến ngày nay.
Lễ Cúng Ông Công Ông Táo – Phong Tục Không Thể Thiếu Trong Ngày 23 Tháng Chạp
Hằng năm vào ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ nhà bếp để làm lễ tiễn ông Công ông Táo về trời. Ông Công là người vị thần cai quản đất. Ông Táo hay nhiều người gọi là Ông Rau là thần bếp thường có hai ông với một bà.
Căn bếp trong gia đình người Việt là nơi vô cùng quan trọng, nơi giữ lửa cho gia đình, kết nối các thành viên. Cũng vì đó, Ông Táo chịu trách nhiệm báo cáo mọi việc diễn ra cho Ngọc Hoàng. Mọi việc tốt, xấu trong năm được báo lên thiên đường, việc tốt được thưởng, việc xấu sẽ bị phạt. Có lẽ vì lẽ đó, người Việt vào ngày này đều chuẩn bị thật chu đáo cho lễ tiễn ông Công ông Táo về trời.
Theo truyền thuyết, ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời, vì vậy trong lễ truyền thống phải chuẩn bị cá chép để tiễn ông về trời.
Xem thêm: Phong Tục Lễ Chùa Đầu Năm
Đi Thăm Mộ Tổ Tiên – Phong Tục Tết Cổ Truyền Thể Hiện Văn Hóa Người Việt
Đi thăm mộ tổ tiên là một trong những phong tục không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt. Trong quan niệm của người Việt Nam, việc đi thăm mộ tổ tiên vào ngày trước tết cổ truyền là để mời ông bà tổ tiên cùng về đón tết.
Con cháu tề tựu đông đủ cùng đi thăm, dọn dẹp “ngôi nhà” của tổ tiên. Là dịp con cháu thể hiện sự biết ơn với ông bà tổ tiên.
Dọn Dẹp, Trang Trí Nhà Cửa – Phong Tục Tết Cổ Truyền Từ Xa Xưa
Theo quan niệm của người Việt thì dọn dẹp nhà cửa là để “tống cựu nghinh tân”. Năm mới mọi thứ cũng mới nên phải dọn dẹp sạch sẽ.
Tất cả đồ dùng trong nhà đều được lau chùi sạch sẽ từ ban thờ, bàn ghế, bát đũa,… Quét dọn từ trong nhà ra sân đến cổng và tất cả mọi người đều dọn dẹp cùng nhau quét dọn đường làng, ngõ xóm để chào đón năm mới.
Sắm sửa đồ trang hoàng cho nhà cửa, bày mâm ngũ quả, cây hoa. Ngoài ra, những món nợ cũ cũng được giải quyết trong năm tránh dây dưa từ năm cũ qua năm mới.
Đi Chợ Tết – Nét Đẹp Từ Xưa Trong Phong Tục Người Việt
Trong ngày cuối năm, đi chợ tết để mua sắm chuẩn bị tết. Mua lá dong, thịt, cây giang,… để gói bánh chưng. Mua quả về bày mâm ngũ quả, mua hoa về trưng tết. Trẻ em được mua quần áo mới.
Hình ảnh chợ tết tấp nập, đông đúc, người mua, người bán khiến người ta càng cảm nhận rõ ràng hơn cái không khí rộn ràng ngày xuân. Nét đẹp ấy vẫn được duy trì qua bao đời nay.
Xem thêm: Top Ngôi Chùa Nổi Tiếng Hồ Chí Minh
Gói Bánh Chưng, Bánh Tét – Món Ăn Không Thể Thiếu Trong Ngày Tết Việt
Trước kia, bánh chưng, bánh tét chỉ được gói trong dịp tết. Bánh được dùng để làm quà biếu, để thưởng thức. Trước tết, các bà, các mẹ thường chuẩn bị lá, gạo, đỗ, thịt lợn, nạt để chuẩn bị gói những chiếc bánh thật khéo léo.
Người lớn chuẩn bị, trẻ con chạy quanh. Sau khi gói xong những chiếc bánh được xếp gọn vào nồi để luộc. Cả nhà ngồi quay quần bên nồi bánh, hình ảnh đẹp đã đi vào thơ ca. Đây là một trong những nét đẹp của phong tục tết cổ truyền người Việt!
Cơm Tất Niên – Dịp Quây Quần Bên Bữa Cơm Cuối Năm
Chiều ngày cuối cùng của năm, các thành viên gia đình quây quần bên mâm cơm gia đình. Thời điểm mọi người cùng thu xếp những công việc cảu năm cũ để hướng tới một năm mới thuận lợi.
Bữa cơm tất niên là dịp để cả nhà đoàn viên, chào đón một năm mới an lành, ấm áp.
Cúng Giao Thừa
Giao thừa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Thời điểm giao thoa của đất trời là thời khắc thiêng liêng nhất. Các gia đình đều chuẩn bị lễ cũng trong nhà và ngoài trời. Với ý nghĩa loại bỏ những điều không tốt của năm cũ, nghênh đón những điều tốt đẹp cho năm mới. Có khởi đầu cũng có kết thúc.
Xông Đất – Tục Lệ Từ Xa Xưa
Xông đất là tục lệ tồn tại từ xa xưa trải qua biết bao thế hệ. Theo quan niệm, người xông đất là người đem đến may mắn cho gia chủ. Nhiều gia đình nhờ người quen hợp tuổi đến xông đất để có được một năm mới may mắn, thuận lợi.
Chúc Tết & Mừng Tuổi – Lời Chúc Đầu Năm
Trong ngày tết, mọi người thường chúc nhau những điều tốt lành cho năm mới. Mọi người thường chúc nhau sức khỏe, an khang, thịnh vượng và may mắn.
Một phong tục tết cổ truyền không thể thiếu nữa chính là mừng tuổi. Ông bà cha mẹ mừng tuổi cho con cháu với lời chúc mạnh khỏe, thành công. Con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ với lời chúc mạnh khỏe, sống lâu.
Xem thêm: TOP Địa Điểm Du Lịch Cần Thơ
Kết luận:
Người Việt Nam có rất nhiều phong tục tết cổ truyền được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Những nét đẹp đó thể hiện văn hóa đặc trưng của con người Việt Nam.