Từ xa xưa, Bình Định là địa danh mang đầy sự bí ẩn, đã thu hút nhiều người dân ở các mọi miền khác nhau về đây lập nghiệp và tạo nên nền võ Bình Định. Theo nhiều tài liệu sử học khác nhau, võ thuật Bình Định đã được hình thành từ một nền tảng hết sức phong phú. Sau đây VietNam Discovery Travel sẽ cùng bạn tìm hiểu thực hư về nguồn gốc của chúng.
Môn Võ Bình Định có nguồn gốc từ đâu?
Võ cổ truyền Bình Định xuất hiện rất sớm. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho lập phủ Hoài Nhơn gồm có 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó, người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống ở trên vùng đất Bình Định ngày nay.
Vua Lê Thánh Tông đã cử võ tướng, võ quan tài giỏi về võ nghệ triều đình để vào trấn giữ. Nhà Lê muốn bình định vùng đất này lâu dài để cho nhân dân cuộc sống yên ổn.
Xem thêm: Top các địa điểm ăn sáng ngon, nổi tiếng khắp Quy Nhơn
Các võ tướng, võ quan triều đình đã ở lại đây sinh sống và truyền lại võ nghệ cho con cháu, cho dân làng và người bản địa. Từ đó vùng đất Bình Định đã trở thành nơi có nhiều người tinh thông võ thuật.
Đến thời Tây Sơn thế kỷ XVIII, võ Bình Định chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn biến đổi về chất. Nó nhằm đáp ứng nhu cầu chiến đấu của cuộc khởi nghĩa với phạm vi và quy mô trước đây chưa có. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là môi trường, điều kiện thúc đẩy và hình thành diện mạo mới của Võ Bình Định.
Võ Bình Định thời Tây Sơn chính là sự kết tinh và hòa quyện cao độ giữa các dòng võ, môn võ, phái võ khác nhau và quy tụ anh hùng hào kiệt, võ quan, võ sư nổi tiếng, tạo nên sức mạnh tổng hợp. Nó đã hun đúc nên dòng võ đậm nét tinh hoa dân tộc, bổ sung vào kho tàng di sản võ học chân truyền dân tộc.
Ý nghĩa của tên gọi Võ Bình Định
Tên gọi võ Bình Định như một lời nhắc nhở con cháu đất võ nói riêng và con cháu Lạc Hồng nói chung không được quên môn võ này của Việt Nam ta. Đây cũng như là sợi dây kết nối giữa hiện tại và quá khứ lẫy lừng của võ cổ truyền Bình Định.
Một số đặc điểm của môn Võ Bình Định
Võ Bình Định luôn có đặc điểm rất riêng biệt, không thể hoà lẫn với bất kỳ môn võ thuật nào khác. Dưới đây là một số đặc điểm của môn võ này:
Về võ thuật
Võ Bình Định thể hiện rõ ràng tính liên hoàn, dứt khoát, tinh tế, uyên thâm. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cương và nhu, giữa công và thủ, giữa mạnh và yếu, giữa bên trong với bên ngoài cơ thể giúp cho môn võ này có những kỹ thuật tấn công độc đáo và có sức hủy diệt đối phương ghê gớm.
Xem thêm: Xe điện Quy Nhơn - Phương tiện được nhiều du khách lựa chọn
Về võ lý
Về võ lý, võ Bình Định vận dụng rất tốt thuyết âm - dương. Trong đó, phép ngũ hành và phép bát quái là nguyên lý cơ bản của “Song thủ ngũ hành vi bản”.
Còn “Lưỡng túc bát bộ vi căn” là cơ sở võ lý luyện tập bộ tay và bộ chân trong võ Bình Định. Tấn pháp trong bát quái và Thủ pháp ở trong Ngũ hành có sự phối hợp hài hòa giữa nội lực và ngoại lực.
Về võ đạo
Đối với võ đạo, võ Bình Định cổ truyền chính là đạo đức của người học võ. Người học võ đề cao: nhân, nghĩa, lễ, trí và tín. Từ thời kỳ ông cha ta cho đến nay võ đạo vẫn luôn giữ tinh thần: thượng võ, chống giặc ngoại xâm. uống nước nhớ nguồn,...
Về nội dung khi học võ Bình Định
Võ Bình Định đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, chung quy lại dù là bài võ nào đều có 4 nội dung cơ bản sau: luyện công, võ với binh khí, quyền thuật và luyện tinh thần trong đó:
- Quyền thuật (thảo bộ / quyền tay không) gồm: cương quyền nhu quyền
- Võ tay không chia thành 4 nhóm: võ thể dục, võ tỷ thí, võ tự vệ và võ chiến đấu
- Binh khí gồm binh khí dài, binh khí ngắn, binh khí phổ biến khi học võ Bình Định là côn (roi)
Xem thêm: Dịch vụ cho thuê xe 45 chỗ đời mới ở Quy Nhơn
Những võ đường Võ Bình Định nổi tiếng
Võ đường của võ Bình Định gồm rất nhiều dòng võ liên quan và có nguồn gốc Bình Định. Hay các bài võ từ môn phái khác nhau. Chính vì thế, các bài võ thuật đã lên đến con số hàng trăm. Dưới đây là 1 vài bài võ phổ biến được Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Bình Định cung cấp:
Võ đường Phan Thọ
Võ đường Phan Thọ được võ sư Phan Thọ làm chủ môn phái, ông sinh năm 1925, quê quán thôn 4, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn
Phan Thọ là võ sư nổi tiếng của Việt Nam, được giới võ thuật mệnh danh là võ sư huyền thoại tinh thông Thập bát ban binh khí, “người sở hữu bộ tay hay nhất Bình Định”, là người giữ lửa cho tinh hoa võ thuật làng võ An Vinh trên 200 năm tuổi.
Các môn côn, thước, chấn thiên cung, dây xích, xà mâu, độc bút, chia ba, ông học từ các thầy Đặng Thái (Sáu Châu), Sáu Tẩy,… (dòng võ võ sư Hồ Ngạnh – hệ phái Thuận Truyền – Tây Sơn).
Xem thêm: Khách san & Căn hộ 5 sao Pullman Quy Nhơn
Vốn liếng võ thuật của ông là sự kết hợp nhiều môn phái thuộc ba làng võ nổi tiếng An Thái, Thuận Truyền, An Vinh ở trong làng võ Bình Định xưa. Sở trường ông là quyền, ông cũng sử dụng nhuần nhuyễn 18 binh khí và giỏi cả món võ vườn, như rựa quéo, đòn xóc.
Võ đường Hồ Ngạnh
Võ đường Hồ Ngạnh do võ sư Hồ Sừng đã làm chủ môn phái, ông sinh năm 1938, quê quán ở thôn Hòa Mỹ (làng võ Thuận Truyền tách ra) thuộc xã Bình Thuận, huyện Tây Sơn.
Nếu tính từ đời cố lão sư danh tiếng Hồ Ngạnh đến đời võ sư Hồ Sừng và lớp con cháu hiện nay thì võ đường họ Hồ đất Thuận Truyền đã có 5 thế hệ chung tay phát huy sự nghiệp võ nghệ tiên tổ. Đây là một trong những võ đường có truyền thống lâu đời và có nhiều đóng góp cho võ Bình Định nói riêng và võ cổ truyền Việt Nam nói chung.
Nhắc đến làng võ cổ truyền nổi tiếng Bình Định không thể thiếu làng võ Thuật Truyền “Roi Thuận truyền – Quyền An Thái”. Và khi nhắc đến làng võ Thuận Truyền không thể không nhắc đến huyền thoại Hồ Ngạnh.
Roi Thuận Truyền không rõ sáng tỏ là ai nhưng từ trước đến nay vẫn tôn vinh tên tuổi của võ sư Hồ Ngạnh. Theo sự truyền tụng giới võ lâm khi ấy, đường roi của Hồ Ngạnh là tuyệt kỹ vô song.
Xem thêm: Tổng quan về du lịch Quy Nhơn - Bình Định
Với tất cả những kiến thức mà VietNam Discovery Travel đã chia sẻ trên đây, phần nào đã giúp bạn hiểu rõ hơn về môn võ thuật cổ truyền này chưa? Võ Bình Định chắc chắn sẽ là môn võ được võ sư lưu giữ và không ngừng phát triển mãi về sau bởi những điều thú vị mang tới cho cả người học và người giảng dạy.