Trang chủ /Lễ Hội /Đi Lễ Chùa Đầu Năm – Phong Tục Ngày Tết Việt!

Đi Lễ Chùa Đầu Năm – Phong Tục Ngày Tết Việt!

Đi lễ chùa đầu năm là một phong tục ngày tết của người Việt từ lâu đời. Hiện nay, dù có hội nhập, nhiều phong tục tập quán bị phai nhạt nhưng đi lễ chùa vẫn được biết bao thế hệ người Việt Nam duy trì. Là một nét đẹp trong đời sống tâm linh mỗi dịp tết đến xuân về.

Xem thêm: Thuê Xe 4 Chỗ Nha Trang

Phong Tục Đi Lễ Chùa Đầu Năm - Nét Duyên Trong Phong Tục Ngày Tết

Trong đời sống văn hóa của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng thì đi lễ chùa đầu năm cầu may mắn, bình an là phong tục tập quán lâu đời. Mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở trong quan niệm, khởi đầu năm mới và gắn liền với tín ngưỡng của người Việt.

Người Việt thường đi chùa cầu may ngay từ đêm giao thừa và sáng mùng một tết. Sau bữa cơm tất niên chiều ngày cuối cùng của năm cũ, người phụ nữ trong gia đình thường sẽ chuẩn bị lễ để đi chùa. Lễ để đi chùa thường có nải chuối, trầu cau thêm tiền lẻ mới, xôi được bày lên mâm.

Mọi người khăn áo tươm tất bê lễ ra chùa. Đi chùa thắp hương với tất cả lòng thành kính. Tất cả đều cầu mong một năm mới cả nhà bình an, hạnh húc, may mắn. Không gian thanh tịnh, mùi nhang khói, sắc đèn hoa đem đến sự thanh bình. Đăc biệt với những người con xa quê, được trở pvề nhà ăn bữa cơm đoàn viên, đi lễ chùa dường như quên hết muộn phiền, lo toan của năm cũ. Trong khoảnh khắc giao thoa chuyển giao giữa năm cũ với năm mới bạn sẽ cảm nhận rõ hơn.

Đi lễ chùa đầu năm, sau khi lễ xong, người đi lễ thường xin nhà chùa món đồ gì đó về để làm lộc đầu năm. Đến với cửa chùa, loại bỏ phiền muộn, lo toan tìm đến sự thánh thiện, thanh tao. Cũng là thể hiện sự mong muốn vào điều tốt đẹp hơn vào năm mới.

Xem thêm: Lễ Hội Múa Rối Nước

Đi Lễ Chùa Đầu Năm Ở Hai Miền Nam Và Bắc

phong tục ngày tết của người Việt Nam nhưng giữa nghi lễ ở hai miền Nam – Bắc có nhiều nét khác nhau. Người miền Bắc đi lễ chùa có phần lễ lạc hơn. Người miền Nam có phần đơn giản hơn.

Lễ của người miền Bắc thường phải có đủ hương, hoa, tiền vàng và sớ. Sớ là viết bằng chữ nho, thường ghi những điều mong muốn của gia chủ cho năm mới. Văn khấn của người Bắc có vần, điệu có âm vực. Lời khấn trong không gian thanh bình, thành kính của chùa thì người đi lễ đều thấy sự thiêng liêng.

Người miền Nam thì thường đơn giản hơn. Đi lễ chùa  đầu năm, người miền Nam thường chỉ mang theo hoa quả hoặc không mang theo đồ lễ. Không có sớ mà ước gì thì cầu đấy, lời khấn cũng không câu nệ.

Có sự khác biệt là do văn hóa vùng miền có sự khác biệt. Người miền Bắc cổ kính, hoài niệm hơn còn người miền Nam có sự phóng khoáng, không câu nệ văn vẻ.

Tuy có đôi nét khác biệt phong tục tập quán giữa các miền nhưng mục đích và ý nghĩa trong phong tục thì đều đồng nhất. Đây là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Đến với cửa chùa, mọi người đều giống nhau, không có sự phân biệt về tuổi tác, địa vị.

Click ngay: Cốm Làng Vòng Nổi Tiếng

Đi Lễ Chùa Đầu Năm - Phong Tục Ngày Tết Xưa Và Nay

Đi lễ chùa đầu năm là một phong tục tốt đẹp của người Việt Nam vào ngày tết. Khi đi xa khi trở về với quê hương được đi lễ chùa thì đều có được giây phút lắng lòng. Đi lễ hướng đến sự tốt lành, hướng thiện, từ bi.

Nhưng phong tục đi lễ chùa đầu năm giữa xưa và nay có nhiều sự khác biệt. Theo quan niệm xưa, ông cha thường chọn ngày lành đầu tiên trong năm để đi lễ chùa với mong muốn một năm mới an lành, hạnh phúc, mọi việc suôn sẻ. Đi lễ Phật là ở lòng thành, quan trọng nhất là tâm thiện còn lễ lạc không quan trọng. Ngoài ra, mọi người thường đi lễ chùa ở nơi mình sống.

Hiện nay, vẫn còn một vài làng quê vẫn chọn ngày tốt để ra chùa. Nhiều người có quan niệm đi lễ chùa phải lễ lớn mới thành tâm, đi chùa phải “thiêng”. Nhiều nét đẹp văn hóa tâm linh khi đi lễ chùa đầu năm đang bị bóp méo.

Xưa kia, khi muốn công đức vào chùa thì có thể gặp trụ trì chùa, bỏ vào hòm công đức. Còn nay nhiều người cố gắng “nhét” vào tay Phật. Đi chùa là để tìm sự thanh bình, thư thái cho tâm hồn nhưng nhiều người đang làm xấu đi nét đẹp văn hóa từ xa xưa này. Đây có thể là một nét chưa duyên lắm của người Việt!

Đặc biệt, nhiều người còn có quan niệm đặt nhiều tiền vàng, cả tiền thật và tiền âm phủ. Đây là những điều không phù hợp với văn hóa tâm linh tốt đẹp của người Việt.

Xem thêm: Hội Lim Vẻ Đẹp Xứ Kinh Bắc

Kết luận:

Phong tục ngày tết của người Việt có rất nhiều và đi lễ chùa đầu năm vẫn luôn được duy trì từ xưa đến nay. Dù cuộc sống có hiện đại thì nét đẹp văn hóa tâm linh vẫn không đổi. Kenhdulichkhampha.com kính chúc bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe nhé!

Hỗ trợ tư vấn ngay