Trang chủ /Du Lịch Huế /Du Lịch Làng Nghề Làm Nón Lá Tại Huế

Du Lịch Làng Nghề Làm Nón Lá Tại Huế

Du lịch làng nghề - Làng nghề làm nón Huế truyền thống. Nhắc đến Huế người ta hẳn đều ấn tượng với người con gái Huế trong tà áo dài tím, tay cầm chiếc nón lá. Chiếc nón bài thơ, tà áo dài đã trở thành đề tài thi ca cho biết bao nhiêu thế hệ những nhà thơ, nhạc sỹ sáng tác ra những tác phẩm tuyêt vời. Đến ngày nay, khi đến Huế bạn vẫn có thể được tận mắt nhìn thấy những công đoạn để tạo ra chiếc nón lá ấy.

Click ngay: TOP 10+ Địa Chỉ Thuê Xe Máy Ở Huế Uy Tín

Tham Quan Du Lịch Làng Nghề Làm Nón Tây Hồ

Những chuyến du lịch vào mùa hè luôn là chủ để được những người thân trong gia đình quan tâm. Đặc biệt, với những gia đình có trẻ em việc đi biển đã trở nên nhàm chán thì việc đi du lịch làng nghề là lựa chọn rất tuyệt. Các con của bạn có cơ hội tìm hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc.

Nghề làm nón Huế đã hình thành và phát triển với lịch sử hàng trăm năm. Có rất nhiều làng nghề làm nón nổi tiếng như: Dạ Lê, Kim Long, Triều Tây,… Tuy nhiên, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử thì giờ đây làng nghề làm nón truyền thống cũng cũng không còn hưng thịnh về còn số ít làng nghề còn hoạt động.

Xem thêm: TOP 10+ Quán Nhậu Ngon Ở Huế

Trong số đó phải kể đến làng nghề làm nón Tây Hồ, nức tiếng xa gần. Những chiếc nón từ Tây Hồ không chỉ phục vụ tại chỗ mà còn trở thành món quà cho những người khách đến thăm quan và du lịch làng nghề. Làng nghề được thiên nhiên ưu đãi khi tọa lạc bên bờ sông Như Ý, nên có khí hậu khá thoải mái. Hơn nữa, làng nghề cách thành phố Huế chỉ chừng 12 km. Nên có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển khi đến đây.

Đến làng nghề làm nón Tây Hồ, những người bạn nhỏ được tận mắt chứng kiến quy trình làm một chiếc nón lá tuy đơn sơ, giản dị nhưng chứa đựng cả một văn hóa. Trước đây, nón lá là vật dụng không thể thiếu của người Việt Nam khi nó có thể che nắng, che mưa. Chiếc nón lá chứng kiến sự phát triển của lịch sử Việt qua biết bao thời kỳ cũng là cả một nền văn hóa Việt.

Chiếc nón lá không còn là vật dụng hàng ngày của các bà, các mẹ mà còn là một món đồ trang sức tô điểm cho nét đẹp nhẹ nhàng, thanh tao của người phụ nữ Việt. Đến với những làng nghề truyền thống như làng nghề làm nón Tây Hồ ở Huế cũng là một cuộc hành trình trở về với văn hóa nguồn cội.

Click ngay: TOP 10+ Địa Điểm Du Lịch Huế - Vạn Người Mê

Cách Làm Nón Lá Truyền Thống Huế

Những gì mà bạn nhìn thấy thường là một chiếc nón lá đã thành hình nhìn giản dị nhưng trên thực tế nó không dễ làm. Vì vậy, khi đến du lịch làng nghề làm nón thì bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những công đoạn để làm ra được một chiếc nón lá. Từ những nguyên liệu đơn giản trải qua bàn tay khéo léo và sự tỉ mỉ, tinh tế của những người làm nghề mới có được sản phẩm hoàn chỉnh như chúng ta thấy.

Để có được một chiếc nón lá thì cần trải qua rất nhiều công đoạn: hái lá, sấy lá, mở, là (ủi) lá, chọn lá, xây độn vành, chằm, cắt lá, nức vành, cắt chỉ… mỗi một công đoạn đều thể hiện sự kỳ công của người làm ra nó.

Click ngay: Khám Phá Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã Huế

Các Bước Để Làm Nên Một Chiếc Nón Lá Huế

  • Lá nón được sử dụng phải là lá non của cây Bồ Qui Diệp hái trên rừng về. Sau đó phơi sương rồi nức vàng và là (ủi) cho thật phẳng. Công đoạn này cần chú ý về nhiệt độ khi ủi lá.
  • Có lá thì cần phải chuẩn bị lên khung của nón. Khi làm khung chuốt vành cần phải thật tỉ mỉ. Bởi giai đoạn này sẽ quyết định độ khum, độ tròn, hình dáng, kích cỡ của chiếc nón. Khung nón thì có thể được sử dụng nhiều lần. Sau khi có khung và chuốt vành nón đặt cùng khung thì bắt đầu lợp lá.
  • Khi lợp lá yêu cầu người làm phải xếp lá sao cho cân đối hài hòa. Nón được khâu bằng những sợi cước có độ dai và bền chắc. Sau khi khâu xong, người nghệ nhân sẽ tiến hành nức vành và cắt chỉ. Những chiếc nón hoàn thành được phủ dầu thì sẽ được phơi nắng. Điều này giúp chiếc nón được bền màu và chắn chắn.

Xem thêm: Ngôi Chùa Nổi Tiếng Thiền Lâm Huế

Kết luận:

Với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Huế nói chung và du lịch làng nghề nói riêng thì nét đẹp văn hóa của chiếc nón lá Huế sẽ được duy trì và phát triển không ngừng. Hãy đến Huế một lần để cảm nhận vẻ đẹp của làng nghề này các bạn nhé!

Hỗ trợ tư vấn ngay