Tháp Thủ Thiện ở đâu?
Tháp Thủ Thiện tọa lạc trên một gò thấp. Tháp nằm ở bờ nam sông Côn, thuộc địa phận thôn Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, xung quanh là ruộng nương, làng mạc. Vào thế kỷ XIX, thôn Thủ Thiện gọi là Thủ Hương nên trong sách Đại Nam nhất thống chí, tháp này được gọi là Thủ Hương cổ tháp. Các tài liệu của người Pháp gọi là Tour de Bronze (Tháp Thau).
Đường đến tháp Thủ Thiện Bình Định
Để đến được tháp Thủ Thiện, từ thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định), bạn đi về hướng Bắc theo quốc lộ 1A khoảng 20 km thì gặp một ngã tư nơi có cây cầu vượt bắc qua gọi là cầu Bà Di. Bạn rẽ trái, chính là quốc lộ 19 chừng 10 km thì nhìn bên tay phải có con đường bê tông nhỏ rẽ vô, hai bên là cánh đồng, đầu đường sẽ có bảng chỉ dẫn đi vô tháp Thủ Thiện.
Xem thêm: Tham quan Tháp Dương Long Bình Định
Bạn rẽ vô con đường bê tông nhỏ đó, đi đến cuối đường, quẹo phải, rồi lắt léo qua những con đường nhỏ, qua nhà dân, cánh đồng, vừa đi vừa hỏi thăm dân địa phương, sẽ thấy tháp Thủ Thiện hiện ra giữa cánh đồng, vườn rau, một mình với bình yên.
Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp Chùa Long Khánh Quy Nhơn
Kiến trúc độc đáo tháp Thủ Thiện Bình Định
Tháp Thủ Thiện được xây dựng trên một khối đất hình vuông, mỗi chiều đo được 8,5m. Đế tháp cao, hơi thóp ở phần giữa, tạo dáng choãi rộng ở phía nền, phình ra trên mặt, nâng toàn bộ thân tháp. Thân tháp là một khối trụ vuông, cửa chính mở về phía đông.
Vòm cửa đã bị sập nhưng có thể hình dung được nhờ cấu trúc ba cửa giả vẫn còn tương đối nguyên vẹn với vòm nhọn hình mũi lao xếp thành nhiều lớp. Phần trên mỗi cửa được tạo dáng thành các ô giống như khám thờ. Chắc hẳn khi xưa mỗi khám thờ này đều có gắn một bức phù điêu hay tượng thần nhưng đến nay không còn nữa.
Xem thêm: Khám phá nét đẹp tâm linh - Tịnh Xá Ngọc Hòa Bình Định
Cũng như kiến trúc tháp Chăm truyền thống, tháp Thủ Thiện gồm phần thân và ba tầng phía trên mô phỏng thân tháp, có cấu trúc đồng dạng, nhỏ dần về phía trên. Ở bốn góc của mỗi tầng lại được trang trí bằng nhiều tháp nhỏ nhiều tầng cùng các phù điêu, hoa văn tinh xảo.
Bên trong lòng tháp có rất nhiều vết gắn phù điêu, nơi đặt tượng thờ. Đó là điểm khác biệt của tháp Thủ Thiện với tất cả các tháp còn lại ở Bình Định. Tháp có quy mô nhỏ nhưng lại là công trình kiến trúc có kiểu dáng và phong cách mang đầy đủ nhất những yếu tố đặc trưng cho phong cách Bình Định.
Xem thêm: Chùa Thập Tháp - Ngôi cổ tự đệ nhất Bình Định
Tháp Thủ Thiện là công trình kiến trúc độc đáo mà người Chăm xưa để lại trên đất Bình Định. Ngày nay, trải qua gần mười thế kỷ, dưới sự tàn phá của mưa nắng, tháp đã hư hỏng một phần nhưng vẫn giữ nguyên vẹn được vẻ đẹp thâm trầm.
Tháp Thủ Thiện được công nhận Di tích cấp quốc gia năm 1995. Trong các loại tháp Chàm thì tháp Thủ Thiện thuộc loại thứ hai là các quần thể kiến trúc có mộ tháp trung tâm thờ thần Siva (tương tụ như tháp Cánh Tiên, tháp Thốc Lốc).
Xem thêm: Công Ty Thuê Xe 16 Chỗ Ở Quy Nhơn Uy Tín
Vẻ đẹp lôi cuốn của tháp Thủ Thiện Bình Định
Vẻ ngoài trầm buồn của tháp Thủ Thiện lôi cuốn du khách ngay từ cái nhìn đầu tiên, với màu gạch đỏ dẫu bong tróc cùng tháng năm vẫn tỏa ra nét uy nghiêm vốn có của tháp Chăm. Gạch đỏ của người Chăm là loại gạch tốt nhất, không bao giờ phai màu, nấm mốc rêu phong, do bí quyết của dân tộc Chăm để lại. Tháp Thủ Thiện vì thế, lại càng tỏa ra cái dáng vẻ uy thế, bí ẩn, uy nghiêm.
Tháp Thủ Thiện cách bờ nam sông Kôn chưa đầy 1 km, đến thăm tháp Thủ Thiện vào lúc mặt trời lặn, bạn sẽ thấy hình ảnh ngôi tháp cổ trầm nghiêm vươn mình trên nền trời, thu mình về hướng dòng sông hiền hòa chày, tựa như lời thầm thì từ lịch sử vọng lại, cứ du dương, du dương mãi.
Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp khu du lịch Bãi Bàu Quy Nhơn
Nếu như ở các tháp khác, sự cầu kỳ, tinh tế làm nên vẻ đẹp thì ở tháp Thủ Thiện, sự giản lược trang trí lại tạo ra vẻ đẹp trang nhã, thanh thoát. Ở quanh tháp có rất nhiều vườn rau xanh mướt, đứng giữa vườn rau và lên những shot hình là cực kỳ tuyệt với luôn nhé.
Kết Luận:
Trên đây là những chia sẽ về tháp Chăm Pa Cổ Thủ Thiện Bình Định dành cho bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm 1 địa điểm check in tuyệt đẹp trên chuyến hành trình khám phá du lịch Quy Nhơn - Bình Định nhé.