Ninh Thuận được biết đến là vùng đất nắng gió với nhiều vũng vịnh đẹp, nhiều điểm du lịch thú vị và đặc sản ngon, nổi tiếng. Nếu bạn đã quá quen thuộc với biển Ninh Chữ, vườn nho, Vĩnh Hy…thì du khách có thể đổi gió, tham quan địa điểm làng gốm Bàu Trúc đầy thú vị. Bài viết của VietNam Discovery Travel sẽ giúp bạn tổng hợp đầy đủ thông tin để dễ dàng khám phá làng nghề truyền thống lâu đời này nhé!
Giới thiệu đôi nét về làng Gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận
Nằm cách thành phố Phan Rang khoảng 10km về phía Nam, ngay trên dọc đường quốc lộ 1A, làng gốm Bàu Trúc thuộc địa phận thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Đây là một làng nghề cổ xưa đã tồn tại và phát triển qua bảy thế kỷ. Nghề gốm được hình thành từ khi ông bà Poklong Chanh đưa người Chăm từ vùng núi về đồng bằng sinh sống.
Nơi đây lưu giữ nhiều nét đặc sắc hiếm có trong nghệ thuật làm gốm của người Chăm xưa. Sau bao năm làng gốm đã trở thành làng nghề cổ nhất Đông Nam Á và nổi tiếng bởi nhiều sản phẩm gốm thủ công tuyệt hảo, công phu.
Những nét độc đáo trong nghệ thuật gốm của Làng Bàu Trúc
Nghề gốm tại làng gốm Bàu Trúc được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch xếp vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia bởi những nét độc đáo sau:
Xem thêm: Thuê xe du lịch 35 chỗ Ninh Thuận đời mới, chất lượng
Quá trình làm gốm hoàn toàn thủ công
Nét đặc trưng đầu tiên của làng gốm Bàu Trúc đó chính là những sản phẩm thủ công và cách nung đầy độc đáo, riêng biệt. Tất cả các công đoạn làm gốm tại đây đều được các nghệ nhân thực hiện hoàn toàn thủ công, chủ yếu là sử dụng sức tay và chân.
Độc đáo trong sử dụng nguyên liệu làm gốm
Đồ gốm ở đây được sử dụng nguyên liệu là đất sét lấy ở bờ sông Quao, có độ dẻo và mịn tương đối cao. Đất sét trộn với nước và cát theo tỷ lệ thích hợp nhất định.
Sau đó, chúng được các nghệ nhân dùng sức tay hoặc chân nhào lên cho đến khi đạt được độ dẻo nhất định. Đây là công đoạn quan trọng tạo nên hình dáng cho các sản phẩm gốm. Tức người nghệ nhân sẽ đặt mẫu đất sét lên một chiếc bàn cố định, sau đó đi vòng quanh, dùng tay xoay vật để tạo nên những hình thù mong muốn.
Không sử dụng bàn xoay để làm gốm
Khác với các địa chỉ làm gốm khác, các nghệ nhân làng gốm Bàu Trúc vẫn sử dụng bàn cố định để tạo ra các sản phẩm gốm tuyệt hảo nhất. Họ chủ yếu dùng tay xoay và di chuyển người để tạo ra sản phẩm đầy tính ứng dụng và nghệ thuật. Các hoa văn tuy được chạm khắc đơn giản nhưng đầy tinh tế, mang tới một nét đẹp riêng và cuốn hút lạ thường.
Xem thêm: Khám phá vườn nho Ba Mọi Ninh Thuận
Điểm khác biệt trong công đoạn nung gốm
Nét đặc trưng tiếp theo của làng gốm Bàu Trúc truyền thống là không sử dụng lò nung mà sẽ nung gốm ngoài trời (nung lộ thiên). Tuy nhiên, vài ngày trước khi nung, đồ gốm được người dân đem ra ngoài nắng phơi và để trong bóng mát.
Cách nung gốm tại nơi đây mộc mạc, dân giã và thô sơ như chính cách tạo hình gốm vậy. Lớp dưới cùng được các nghệ nhân đặt củi, sau đó là các sản phẩm gốm. Phủ bên trên cùng là một lớp rơm. Tùy thuộc vào độ dày mỏng của sản phẩm mà quá trình nung này có thể kéo dài từ 6 – 10 tiếng đồng hồ.
Nguyên liệu phun màu dân giã
Nguyên liệu màu chủ yếu được các nghệ nhân sử dụng có nguồn gốc từ trái thị hoặc trái dông. Do đó, gốm Bàu Trúc luôn có màu đỏ hồng, vàng đỏ hoặc đen xám. Kèm theo đó là các vệt nâu, tạo nên vẻ đẹp riêng biệt và độc đáo của gốm truyền thống nơi đây.
Để tạo độ bóng cho sản phẩm, các nghệ nhân sử dụng tinh chất được ngâm từ vỏ hạt điều. Sau đó, phun đều lên khắp các bề mặt gốm để tạo độ sáng và bóng bảy cho sản phẩm.
Xem thêm: Khám phá vẻ đẹp của vườn nho Thái An Ninh Thuận
Làng Gốm Bàu Trúc có gì chơi?
Để chuyến đi tham quan làng gốm Bàu Trúc thêm ý nghĩa, du khách có thể ghé thăm các địa chỉ vui chơi thú vị sau:
Tham quan tìm hiểu làng gốm Bàu Trúc truyền thống ở Ninh Thuận
Khi đến tham quan và tìm hiểu nơi đây, du khách sẽ có cơ hội được tận mắt chứng kiến các nghệ nhân biểu diễn nặn, nắn và tạo hình gốm. Tại đây, bạn được ngắm nhìn những người phụ nữ Chăm tỉ mỉ, cẩn trọng với đôi bàn tay thoăn thoắt, uyển chuyển trong từng công đoạn làm gốm. Họ dùng đôi tay khéo léo cùng những vật dụng thô sơ để biến một cục đất sét vô tri, không giá trị thành một sản phẩm gốm công phu, mang đầy tính nghệ thuật.
Trải nghiệm tự tay tạo ra các sản phẩm gốm tuyệt đẹp
Du khách có thể trải nghiệm cảm giác như một nghệ nhân làm gốm thực thụ bằng cách tự tay làm ra những sản phẩm gốm đơn giản, theo sở thích cá nhân. Đồng thời, giá thành các đồ gốm tại đây không quá đắt. Đây được xem là món quà du lịch lý tưởng vừa độc đáo, ý nghĩa mà còn phù hợp với khả năng tài chính.
Kinh nghiệm tham quan Làng Gốm Bàu Trúc
Để có một chuyến đi Ninh Thuận thú vị và đáng nhớ, du khách hãy bỏ túi những kinh nghiệm thăm quan làng gốm Bàu Trúc quý giá như sau:
Giá vé tham quan
Hiện nay, du khách tham quan làng gốm Bàu Trúc hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể đến nơi đây tham quan, trải nghiệm và có thể tự tay làm ra các sản phẩm gốm tuyệt đẹp dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Khi ra về, đừng quên mua một vài sản phẩm gốm phù hợp với sở thích cá nhân để trang trí hoặc làm quà tặng người thân, bạn bè sau chuyến đi nhé.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Tanyoli Ninh Thuận chi tiết
Các địa điểm du lịch gần Bàu Trúc
Ngoài làng gốm Bàu Trúc, du khách có thể ghé thăm một vài địa điểm du lịch nổi tiếng gần đó như sau:
- Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp cách làng gốm truyền thống Bàu Trúc khoảng 3km. Tại đây, du khách được tận mắt chiêm ngưỡng quy trình dệt thổ cẩm và sự khéo léo, tỉ mỉ trong từng thớ vải, đường dệt của người phụ nữ Chăm.
- Khu du lịch sen Charaih thuộc địa phận làng Mỹ Nghiệp, nằm cách làng nghề gốm Bàu Trúc không xa. Tại đây, du khách có thể tận mắt chứng kiến cánh đồng sen và những bông hoa nở rực và những góc sống ảo cực chill. Đồng thời, giá vé vào cổng tương đối rẻ, chỉ dao động từ 20.000 – 25.000 đồng tùy từng thời điểm.
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về làng gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận và gợi ý một vài địa điểm tham quan thú vị gần đó để bạn có thể khám phá. Hy vọng những chia sẻ trên của VietNam Discovery Travel sẽ giúp bạn có những trải nghiệm đầy thú vị trong chuyến đi Ninh Thuận sắp tới nhé!